Stress và những tác hại không mong muốn cho làn da
Mục lục
Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng, stress không chỉ đem lại sự mất tập trung trong công việc và cuộc sống mà còn ảnh hưởng không ít đến làn da.
Stress không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người mà nó còn tác động mạnh đến làn da khiến làn da xấu đi trông thấy. Bevita sẽ cập nhật những tác hại không mong muốn của stress với làn da để bạn nên hạn chế stress.
Theo tiến sĩ Neera Nathan, người đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu lâm sàng cho biết:” Stress cũng có thể phá vỡ hàng rào biểu bì, tức là lớp trên cùng của da, vốn khóa ẩm và bảo vệ da chúng ta khỏi các vi khuẩn gây hại. Vậy nên stress sẽ kéo dài thời gian làm lành vết thương của da hơn.”
Stress là nguyên nhân phát ra mụn
Một khi cơ thể đối mặt với stress thì số lượng hormone cortisol sẽ sản sinh ra nhiều hơn. Đó là nguyên nhân kích thích tiết ra dầu dừa ở các tuyến bã nhờn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến sự hình thành mụn. Đặc biệt ở phụ nữ từ 22 – 24 tuổi là độ tuổi dễ bị mụn do căng thẳng nhất. Ngoài ra, theo nghiên cứu lâm sàn của các chuyên gia khoa học tại Hàn Quốc, stress dẫn đến tình trạng mất ngủ, đó là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và mụn trứng cá sinh sôi nảy nở.
Stress làm da trở nên thô ráp và mẫn cảm
Stress là nỗi ám ảnh của nhiều người nhưng lại không tránh được stress. Khi bị stress, làn da trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng dù là tác động nhỏ. Bác sĩ da liễu hàng đầu – tiến sĩ Anil Budh-Raja, nhận định rằng: ” Não và làn da có sự kết nối đặc biệt và căng thẳng được xem là cây kéo cắt đứt mối tương quan này, khiến làn da cầu cứu với hiện tượng nền da trở nên thô ráp và dễ mẩn cảm hơn.”
Các yếu tố tâm lý căng thẳng sẽ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến làn da vì lớp sừng ngoài cùng của da chứa lipid và protein đóng vai trò quan trọng trong việc ngậm nước cho tế bào da, đồng thời nó cũng hoạt động như hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Khi bị stress làn da sẽ trở nên khô và mẩn ngứa.
Lão hóa da
Stress dẫn đến sự thiếu hụt protein cần thiết ở cấu trúc da, không chỉ làm da nhanh khô mà còn phá vỡ cấu trúc đàn hồi kiên cố của làn da theo thời gian. Ngoài ra, stress cũng tạo nên thói quen xấu trên khuôn mặt như hay chau mày, nhíu mày liên tục khiến các nếp nhăn dễ hình thành và đẩy nhanh quá trình lão hóa ở da.
Stress xuất hiện quầng thâm mắt
Stress kéo theo nhiều hệ lụy và một trong những tác hại nữa là vùng da dưới mắt sẽ bị xuất hiện quầng thâm, do thiếu ngủ, căng thẳng, sắc tố da bất đồng đều và hình thành vết chân chim,…
Stress làm da bị tổn thương
Stress làm da mỏng và dễ tổn thương hơn: cortisoll là một nội tiết tố quan trọng giúp chống stress, tăng cường hệ miễn dịch và chống dị ứng. Tuy nhiên, nó lại có thể làm tăng huyết áp, đường huyết và nó cũng gây nên sự phân hủy protein, có thể khiến da mỏng và dễ bị bầm tím, trầy xước.
Stress ảnh hưởng đến tóc
Trong khoảng thời gian căng thẳng, tóc sẽ dầu hơn hoặc khô hơn bình thường. Phản ứng của mỗi người sẽ khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Tình trạng này còn tùy thuộc vào cách cơ thể phản ứng với sự thay đổi nồng độ hormone. Một số người có thể gặp tình trạng viêm da, tiết bã ở da đầu và gàu. Lúc này đây da có thể bị viêm đỏ hoặc bong da. Nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây rụng tóc.
Chính vì vậy, dù bất cứ lý do gì cũng không nên để cơ thể rơi vào tình trạng stress, mệt mỏi kéo dài. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, nhất là không tốt cho làn da. Để có làn da đẹp ngoài chăm sóc từ mỹ phẩm, thẩm mỹ bên ngoài thì yếu tố tâm lý cũng hết sức quan trọng.
Hy vọng qua bài viết này của Bevita, chị em phụ nữ biết cách điều tiết cảm xúc bản thân để tránh rơi vào stress ảnh hưởng đến làm da, tóc….