Các thành phần dưỡng da trong mỹ phẩm ảnh hướng đến quá trình chăm sóc da

Hôm nay Bevita chia sẻ một chủ đề về chăm sóc da rất hữu ích cho nhiều bạn trong quá trình lựa chọn thành phần chăm sóc da. Đó là cách nhận diện một số thành phần nổi bật thường thấy trong sản phẩm dưỡng da (skincare).

Tại sao chúng ta cần quan tâm bảng thành phần sản phẩm?

Chắc hẳn nhiều bạn vẫn chưa có thói quen xem chi tiết các thành phần khi mua mỹ phẩm, sản phẩm dưỡng da. Đây có lẽ là điều ai cũng từng trải qua khi mới tập tành skincare.

Theo kết quả Bevita khảo sát, thông thường mọi người chỉ quan tâm đến những thành phần nổi trội được nhà sản xuất quảng cáo rầm rộ. Hoặc phần lớn các bạn sẽ tìm mua các sản phẩm được hội chị em, beauty blogger review nhiều.

Hãy bắt đầu quan tâm đến các thành phần dưỡng da trong mỹ phẩm.

Một số khác lại chưa hiểu đúng về bản chất các thành phần trong sản phẩm. Ví dụ, nếu thấy thành phần có chứa cồn bạn sẽ né ngay mà không biết đó là cồn khô hay cồn béo.

Hay như việc bạn mua kem chống nắng nhưng không phân biệt được đó là dạng hoá học hay vật lý. Điều này có thể dẫn đến việc sử dụng sai cách và không đạt hiệu quả như mong đợi.

Dựa vào bảng thành phần, bạn sẽ dễ cân nhắc và đưa ra quyết định có nên mua sản phẩm hay không. Đồng thời, bạn cũng biết cách sử dụng và kết hợp với sản phẩm khác.

Chống nắng hóa học

  • Octinoxate
  • Oxybenzone
  • Octisalate
  • Benzophenone
  • Methyl Anthranilate

Ưu điểm:

– Có kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít, ít gây bít tắc lỗ chân lông.
– Không để lại vệt trắng bệt trên da, dễ thấm vào da và không làm da bị bóng dầu.
– Lượng kem phải sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý.
– Có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau và có cả loại có khả năng kháng nước, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng.
– Dễ tiệp màu da và cũng có thể sử dụng để thay để kem lót trang điểm.

Khuyết điểm:

– Các thành phần hóa học có thể gây kích ứng da, đặc biệt với người có làn da nhạy cảm.
– Kém bền vững do đó sau 2 tiếng phải bôi lại.
– Sau khi bôi phải chờ 15 – 20 phút để kem ngấm vào da và có tác dụng trước khi ra nắng.
– Da dầu sử dụng kem chống nắng hóa học dễ bị nổi mụn.

Chống nắng vật lí

  • Zinc Oxide
  • Titanium Dioxide

Ưu điểm:

– Tác dụng ngay sau khi thoa lên da mà không cần đợi một khoảng thời như kem chống nắng hóa học.
– Ít gây kích ứng cho da, phù hợp với những người có làn da nhạy cảm và cả da em bé.
– Tạo thành lớp chống nắng bền vững trong thời gian dài.

Nhược điểm:

– Chất kem dày, đặc nên dễ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông dẫn tới mụn, da đổ dầu gây tối và sạm màu da.
– Kem chống nắng dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi. Do đó, khi phải hoạt động ngoài trời nhiều hoặc phải tiếp xúc với nước, kem chống nắng vật lý sẽ không phù hợp.
– Thường tạo một lớp màu trắng trên da, không tiệp màu da.
– Khó tiệp màu với lớp nền trang điểm.

Chất nhũ hóa

Với khả năng kết hợp dầu và nước mà chất nhũ hóa được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm. Đây là thành phần không thể thiếu trong các loại kem dưỡng da, sữa dưỡng da,… Chúng có tác dụng chống trôi, liên kết dầu với nước lại với nhau.

  • Glyceryl Stearate
  • PEG – 100 Stearate
  • PPG 10
  • Cetyl Alcohol
  • Laureth – 23

Chất tạo mùi

Nếu làn da của bạn nhạy cảm hay thường xuyên bị dị ứng. Tốt nhất bạn nên tránh sử dụng chất tạo mùi bằng cách sử dụng các sản phẩm Fragrance – free hoặc ít nhất, đặc biệt chú ý các thành phần được liệt kê ở phía dưới.

  • Parfum
  • Perfume
  • Fragrance

Tuy nhiên, nếu bạn quá thích sản phẩm nào đấy chứa chất tạo mùi và vẫn muốn sử dụng. Để an toàn cho da, hãy thử một ít sản phẩm ở cổ tay, và cổ trước khi dùng cho toàn mặt. Trong trường hợp da bị dị ứng, bạn có thể xử lý theo cách này.

Trắng da

Sáng da, dưỡng trắng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo có tác dụng làm trắng da. Do đó nếu bạn đã có sản phẩm dưỡng rồi thì hãy thử xem sơ qua thành phần của nó xem có chứa một trong số những chất dưỡng trắng này hay không.

  • Arbutin
  • Kojic Acid
  • Alpha Hydroxy Acid (AHA)
  • Niacinamide (Vitamin B3)
  • Licorice Root Extract
  • Vitamin C

Tẩy da chết hóa học

Đây là phương pháp dùng các chất có tính acid có khả năng thẩm thấu nhẹ nhàng vào da tẩy sâu vào giới hạn da cho phép.Da bạn sẽ luôn sản sinh và hình thành các tế bào mới để thay thế cho các tế bào da cũ. Nhưng quá trình này đôi khi bị tắc nghẽn do tác hại của ánh nắng mặt trời, do da quá khô, quá dầu hoặc do các vấn đề về da bẩm sinh khác.

Hậu quả của việc da không loại bỏ tế bào chết để hình thành tế bào mới được là làn da xỉn màu, lỗ chân lông bít tắc, mụn và làn da không đều màu. Tẩy tế bào chết hóa học sẽ giúp bạn “khai thông” quá trình thanh lọc da. Các tế bào chết và bụi bẩn được lấy đi khỏi lỗ chân lông, giúp hạn chế mụn, làm mờ các nếp nhăn sâu và dưỡng ẩm cho da. Vì vậy nên bạn sẽ trông trẻ trung và tràn đầy sức sống hơn.

1. Alpha Hydroxy Acid (AHA)

  • Glycolic Acid
  • Mandelic Acid
  • Malic Acid
  • Lactic Acid

2. Beta Hydroxy Acid (BHA)

  • Salicylic Acid
  • Poly Hydroxy Acid

Hút ẩm, cấp nước

Nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo làn da bạn luôn được hydrate hoá. Để có một làn da luôn khoẻ mạnh, mịn màng và rạng rỡ, phái đẹp luôn đầu tư vào các sản phẩm dưỡng ẩm cho làn da. Làn da luôn có một hàng rào lipid tự nhiên bao quanh bên ngoài. Tuy nhiên, khi da trở nên khô hơn hoặc bắt đầu lão hoá, hàng rào lipid đó bắt đầu bị phá vỡ và da mất dần độ ẩm. Dưỡng ẩm là tạo nên hàng rào độ ẩm bảo vệ da, ngăn ngừa mất nước. Dưỡng ẩm đúng cách giúp da luôn mềm mại và mịn màng.

  • Glycerin
  • Sorbitol
  • Hyaluronic Acid (HA)
  • Sodiume Hyaluronate
  • Butylene Glycol
  • Probylene Glycol
  • Urea

Dầu khoáng

Những tuyên bố về dầu khoáng không an toàn dựa trên những nguồn thông tin sai lệch và sử dụng thông tin từ loại dầu khoáng chưa tinh chế. Sự thật là dầu khoáng an toàn cho làn da và sức khỏe của bạn, đặc biệt là những làn da khô và nhạy cảm.

  • Mineral Oil
  • Petrolatum
  • Vasaline
  • Paraffin

Cồn béo

Loại cồn mang đến rất nhiều lợi ích cho da, trong đó điển hình phải kể đến khả năng dưỡng ẩm, làm dịu và mềm da của cồn béo.

  • Cetyl Alcohol
  • Cetearyl Alcohol
  • Stearyl Alcohol
  • Lanolin Alcohol

Cồn khô

Khi sử dụng những sản phẩm có chứa cồn khô các bạn sẽ thấy kem thấm nhanh hơn, lỗ chân lông được se nhỏ hơn và dầu trên da được hạn chế rất nhiều. Điều này là do cồn khô là một dung môi hoàn hảo giúp hòa tan các chất và ngăn ngừa sự kết tinh của thành phần. Khả năng này của cồn khô khiến kết cấu sản phẩm trở nên nhẹ hơn, đồng thời giúp các dưỡng chất quan trọng thấm nhanh và sâu hơn.

Chính bởi vì những đặc điểm này mà cồn khô thường được sử dụng trong các sản phẩm dành cho da dầu và da hỗn hợp thiên dầu do sẽ giúp làn da có cảm giác khô thoáng và bề mặt da bớt bóng dầu.

  • Ethanol
  • Methanol
  • Alcohol
  • Ethyl Alcohol
  • Alcohol Denat
  • SD Alcohol

Trị mụn

Mụn chính là một trong những kẻ thù đáng ghét nhất của làn da vì chúng không những đem lại những vấn đề khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn sản phẩm trị mụn phù hợp dựa vào việc xác định những thành phần trị mụn hiệu quả đã được kiểm chứng.

  • Sulfur
  • Benzoyl Peroxide
  • Tea Tree Oil
  • Zinc

Vitamin B5

Dưỡng chất này không chỉ giữ ẩm và trẻ hóa da mà còn giúp giải quyết các vấn đề về da như khô, ngứa, mụn và ửng đỏ.

  • Panthenol
  • Calcium Pantothenate

Retinoids – Vitamin A

Giúp kiểm soát dầu nhờn và ngăn ngừa, điều trị mụn trứng cá. Nhờ đặc tính chống viêm, cân bằng lượng dầu thừa mà lỗ chân lông được thông thoáng, sạch sẽ, giúp da hồi phục sau mụn nhanh chóng.

  • Retinol
  • Retinyl Palmitate
  • Retinaldehyde
  • Tretinoin (Retin – A)
  • Isotretinoin

Vitamin E

Giúp giữ ẩm và giúp da căng mịn nhờ khả năng cung cấp dưỡng chất. Vitamin E còn ngăn ngừa sự mất nước, cân bằng độ ẩm giúp da mềm mịn và luôn đầy sức sống. Có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa da bằng cách bảo vệ các sợi nguyên bào trong da, làm chậm quá trình lão hóa giúp da trở nên khỏe mạnh và săn chắc hơn. Bên cạnh đó vitamin E giúp dưỡng trắng da nhờ tác dụng đặc biệt giúp chữa lành tổn thương do tia cực tím, ánh nắng mặt trời gây ra như sạm da, nám da,… và các sẹo tổn thương lâu năm như vết thâm do sẹo và mụn để lại.

  • Tocopheryl Acetate
  • Tocopheryl Linoleate
  • Tocotrienols
  • Alpha Tocopherol

Vitamin C

An toàn với hầu hết các loại da. Giữ ẩm cho da, làm sáng da. Giảm đỏ và mờ thâm mụn, giảm tình trạng tăng sắc tố da, giảm quầng thâm mắt. Tăng sinh collagen, ngăn ngừa da chảy xệ, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Làm dịu vết bỏng nắng, làm lành vết thương

  • L – Ascorbic Acid
  • Ascorbyl Palmitate
  • Sodium Ascorbyl Phosphate (SAP)
  • Magnesium Ascorbyl Phosphate (MAP)
  • Tetrahexyldecyl Ascorbate

Silicone

Slicone

Có thể làm đầy các rãnh mà sản phẩm thông thường không thấm xuống da, giúp bề mặt da trở nên bằng phẳng, từ đó tạo hiệu ứng một làn da căng mượt không tì vết. Bên cạnh đó, Silicone nằm trên da của chúng ta tạo thành một lớp màng mỏng có thể ngăn độ ẩm trên da bị bốc hơi, tương tự như một lớp khóa ẩm cho da.

Silicon thật sự không xấu, không gây tác hại cho da, mà ngược mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích từ make up cho đến skincare. Nếu bạn nào sử dụng các sản phẩm có chứ silicon mà bị nổi mụn thì đừng vội vứt em ấy đi, mà hãy thử nghĩ lại xem bạn làm sạch da đủ chưa nhé!

  • Cyclopentasiloxane
  • Cyclohexasiloxane
  • Dimethicone
  • Phenyl trimethicone

Paraben

Thực chất không gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng như mọi người vẫn nghĩ. Paraben chỉ là một thành phần thông thường trong mỹ phẩm và nó không hề gây hại. Bạn hãy là một người tiêu dùng thông minh khi tiếp nhận bất kì thông tin nào về các sản phẩm mình đang sử dụng nhé.

  • Methylparaben
  • Ethylparaben
  • Propylparaben
  • Butylparaben

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho các bạn trong công cuộc chăm sóc da và giữ gìn vẻ đẹp cho làn da. Nếu bạn cần tư vấn về các sản phẩm chăm sóc da, hãy liên hệ với Bevita để được tư vấn tận tình.

Bevita.vn

Hướng dẫn cách sử dụng retinol cho người mới bắt đầu
Gợi ý viên uống chống nắng nào tốt nhất hiện nay?
Có nên peel da không? Những điều cần lưu ý
Top serum phục hồi da mỏng yếu sau peel, da nhiễm corticoid tốt nhất