Kem chống nắng

Được đề xuất
  • Sản phẩm mới
  • Được đề xuất
  • Đánh giá cao
  • Giá thấp đến cao
  • Giá cao đến thấp

Danh mục

Bỏ chọn tất cả

Kem chống nắng

Showing 1–12 of 18 results

  • Sản phẩm mới
  • Được đề xuất
  • Đánh giá cao
  • Giá thấp đến cao
  • Giá cao đến thấp

Kem chống nắng trên thị trường mỹ phẩm có rất nhiều hãng như Baumann, Isov, Ivatherm,..và loại khác nhau như cho da dầu nhờn,..

Trong bài viết này, hãy cùng Bevita tìm hiểu thêm các dòng sản phẩm kem chống nắng để bảo vệ chăm sóc da tốt nhất.

Kem chống nắng là gì?

Kem chống nắng là một loại kem dưỡng da khác giúp hấp thụ hoặc phản xạ một số bức xạ tia cực tím (UV) của mặt trời. Chính vì lý do đó, kem chống nắng giúp chống lại sự cháy nắng.

Một nghiên cứu năm 2013 đã kết luận rằng việc siêng năng thoa kem chống nắng hàng ngày có thể làm chậm hoặc tạm thời ngăn ngừa sự phát triển của nếp nhăn, nốt ruồi và da chảy xệ. Nghiên cứu có sự tham gia của 900 người da trắng ở Úc và yêu cầu một số người trong số họ phải bôi kem chống nắng phổ rộng mỗi ngày trong bốn năm rưỡi. Nó phát hiện ra rằng những người làm như vậy có làn da đàn hồi và mịn màng hơn đáng kể so với những người được chỉ định tiếp tục không bôi kem chống nắng.

Bên cạnh đó, nó còn giảm thiểu thiệt hại do tia cực tím. Đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, những người có làn da trắng và những người nhạy cảm với ánh nắng mặt trời vì lý do gene di truyền.

Kem chống nắng thường được đánh giá và dán nhãn với hệ số chống nắng (SPF) để đo tỷ lệ tia UV sản sinh ra ánh nắng chiếu vào da. Ví dụ, SPF 15 có nghĩa là 1/15 của bức xạ Mặt Trời sẽ chạm đến da qua độ dày của kem chống nắng. Các hệ thống đánh giá khác cho thấy mức độ bảo vệ khỏi bức xạ UVA không cháy nắng.

Các dạng kem chống nắng

Hiện nay, trên thị trường có vô số các dạng kem chống nắng và phổ biến là chúng ở dạng kem, gel, sữa, tinh chất, xịt, phấn và thanh lăn chống nắng.

Tùy thuộc vào chế độ tác động, các sản phẩm kem chống nắng có thể được phân loại thành kem chống nắng vật lý (nghĩa là những loại phản chiếu ánh sáng mặt trời) hoặc kem chống nắng hóa học (tức là những loại chống lại tia cực tím) và cuối cùng là kem chống nắng vật lí lai hóa học.

1. Kem chống nắng vật lý:

Nguyên lý hoạt động dòng kem chống nắng vật lý: tạo lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên qua da được. Kem nằm trên bề mặt da như một lớp áo, một bức tường có khả năng phản xạ lại tia cực tím. Thành phần chính của KCNVL là là Zinc oxide và Titanium dioxide.

Ưu điểm: Rất lành cho da, ít gây kích ứng và bền vững dưới nắng.

Nhược điểm: Vì tạo một lớp màng bảo vệ nên nó sẽ để lại trên mặt bạn một lớp trắng xoá như chú hề, để lâu gây cảm giác hơi bí và dễ gây bóng nhờn. Hiện nay với công nghệ mỹ phẩm hiện đại, các loại kem chống nắng thế hệ mới có thành phần cấu tạo từ vi hạt đã phần nào cải thiện được yếu điểm trên, lớp kem chống nắng không còn trắng xóa mà chỉ còn lại một màng trắng mỏng. Với ai có trang điểm thì có thể che đi bằng kem nền phấn phủ nên không đáng lo ngại. Nhưng bạn nào mà không trang điểm, da lại hơi ngăm thì kem chống nắng vật lý sẽ khiến mặt bạn có màu kỳ cục lắm đó.

2. Kem chống nắng hóa học:

Nguyên lý hoạt động: Kem chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học, bằng cách hấp thu và thẩm thấu các tia UV, chúng sẽ tự xử lí và phân hủy, phóng thích tia UV trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da . Thành phần chính của nó là: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone… nhưng bạn chẳng cần nhớ đâu. Cách đơn giản nhất để nhận biết đó là nhìn xem trong thành phần có Zinc Oxide và Titanium Dioxide không, nếu có thì đó là kem chống nắng vật lý, không có thì là kem chống nắng hóa học.

Ưu điểm: thấm nhanh vào da, không làm da bạn bóng dầu và trắng xóa.

Nhược điểm: không bền vững dưới nắng nên sau 2h thì bạn nên bôi lại, và phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da trước khi ra nắng.

Kem chống nắng giá bao nhiêu?

Bevita sẽ liệt kê những sản phẩm có mức giá từ thấp đến cao.

  • Kem chống nắng giá rẻ: Đối với những bạn có mức thu nhập trung bình hay đang ở lứa tuổi sinh viên thì kem chống nắng giá rẻ là sự lựa chọn thông minh nhất đó! Bevita gợi ý với bạn kem chống nắng Beauskin Daily Defence Sun Cream 50ml. Phần lớn kem chống nắng giá rẻ thuộc dạng kem chống nắng vật lí có khả năng chống cả tia UVB và tia UVA một cách hoàn hảo nhất.
  • Kem chống nắng giá tầm trung: Nếu bạn là người có mức thu nhập tốt hơn thì có thể lựa chọn kem chống nắng giá tầm trung để sử dụng nhé! Mặc dù giá thành đắt hơn nhưng hiệu quả quả đem lại thì khỏi phải bàn luôn nha. Bevita gợi ý cho bạn sản phẩm kem chống nắng EltaMD UV Shield Broad-Spectrum SPF 45. Thường thì ở mức giá trung bình kem chống nắng sẽ ở dạng hóa học. Ngoài khả năng chống nắng vượt trội, sản phẩm còn đem đến tác dụng dưỡng da hiệu quả vô cùng. Đồng thời làm mờ vết nám, tàn nhang, bạn còn có thể sử dụng làm kem lót nền trang điểm để tiết hơn.
  • Kem chống nắng cao cấp: Nếu bạn là một người thật sự quan tâm đến làn da của mình thì đừng ngần ngại mà hãy đầu tư cho mình một sản phẩm chống nắng thật tốt. Bevita gợi ý cho bạn sản phẩm kem chống nắng dạng gel Heliocare 360° Gel Oil Free SPF 50 50ml. Với mức giá danh cho sản phẩm cao cấp thì chúng thường ở dạng lai giữa vật lí và hóa học. Chính vì vậy, nó khắc phục tất cả những nhược điểm mà hai dạng vật lí và hóa học phổ biến ở trên.

Kem chống nắng SPF và PA bao nhiêu là tốt?

Chỉ số SPF( sun protection factor) theo FDA là định mức đo lường khả năng chống lại tia UVB được dùng trong kem chống nắng. Chỉ số này được tính theo số giờ và tỷ lệ phần trăm chống tia UV khi sử dụng kem chống nắng trên da. Chỉ số SPF trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100, 1 SPF có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế những tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút.

Ý nghĩa chỉ số SPF trên kem chống nắng: Có 2 cách hiểu phổ biến

Hiểu theo thời gian chống tia UV: Nghĩa là lấy chỉ số SPF nhân 10 để tính được thời gian bảo vệ da chống tác hại của tia UVB tính bằng phút. Ví dụ kem chống nắng có chỉ số SPF là 30 thì thời gian bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB là 300 phút.

Theo phần trăm chống lại tia UV: Khi đặt trong điều kiện hoàn hảo thì kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ chặn được khoảng 93,4% tác hại từ tia UVB, SPF 30 là khoảng 96,7%, SPF 50 là khoảng 98%. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng mang tính chất tương đối trong một thời gian nhất định.

Theo các chuyên gia về da liễu thì chúng ta nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 đến SPF 60. Những loại kem chống nắng có chỉ số SPF nhỏ hơn 30, không mang lại hiệu quả như mong đợi.

PA (protection grade of UVA) là chỉ số đo lường khả năng bảo vệ cơ thể tránh tia UVA của kem chống nắng do Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố.Cách đọc hiểu ý nghĩa chỉ số PA trên kem chống nắng: Thông thường trên bao bì kem chống nắng chỉ số PA được thể hiện kém theo các dấu “+”, được hiểu như sau:

  • PA+ có khả năng chống lại tia UVA ở mức từ 40-50%
  • PA++ khả năng chống tia UVA tốt hơn, ở mức từ 60-70%
  • PA+++: Khả năng chống tia UVA tốt, tới 90%
  • PA++++: Có khả năng chống tia UVA rất tốt, lên đến trên 95%

Có nhiều loại kem chống nắng không ngăn chặn được bức xạ tử ngoại (UVA). Và việc bảo vệ da khỏi tia UVA đã được chứng minh là rất quan trọng để ngăn ngừa ung thư da.

Để tăng cường khả năng bảo vệ chống lại ung thư da và các bệnh khác liên quan đến bức xạ UVA (như viêm thực quản). Chúng ta nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng (UVA / UVB).

Thương hiệu kem chống nắng tốt nhất?

Trong thế giới của vô vàn những thương hiệu kem chống nắng hiện có trên thị trường thì chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng nghe qua thương hiệu Heliocare.

Kem chống nắng Heliocare được biết đến là thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng đến từ Tây Ban Nha, được nghiên cứu tại trường đại học Harvard – Mỹ hơn 12 năm qua. Các sản phẩm của Heliocare được cấp bằng sáng chế tại Mỹ với những bằng chứng khoa học được xuất bản trong những tạp chí hàng đầu y khoa.

Cách chọn kem chống nắng tốt nhất cho da?

Một số loại kem chống nắng bao gồm ngày hết hạn – ngày mà chúng không còn hiệu quả. Kem chống nắng được thiết kế để duy trì hiệu quả ở cường độ tối ưu trong tối đa ba năm và hiệu quả ít có tác dụng hơn sau khoảng thời gian đó.

1. Kem chống nắng cho da nhạy cảm:

Một trong những kỹ năng cần thiết đó là nên biết qua một số thành phần quan trọng trong mỹ phẩm. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì thành phần bạn cần tránh xa đó là oxybenzone và PABA, tức là nên nói không với kem chống nắng hóa học. Thông thường các loại kem chống nắng vật lý thường rất ít khi chứa các thành phần gây kích ứng da, và đó sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.

2. Kem chống nắng cho da khô:

Đối với da khô, việc chọn kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.

3. Kem chống nắng cho da dầu (da nhờn):

Da dầu mà phải chịu lớp kem dày bám trên mặt thì sẽ nhớp nháp khó chịu vô cùng, chưa kể nếu lớp kem vốn có màu trắng hơn da, lúc bị hòa vào dầu rồi loang lổ không đều màu mới thật là thảm họa. Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu bạn không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp với bạn.

4. Kem chống nắng cho da mụn:

Rất khó để chọn đúng được loại kem chống nắng thích hợp cho da mụn bởi loại da này luôn cần tránh tối đa sự viêm nhiễm và bít lỗ chân lông.

Bạn cần chọn kem chống nắng có viết trên nhãn là “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông), tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức là kem chống nắng hóa học). Ngoài ra cũng không nên dùng những loại kem nhờn, bóng, dạng gel mà thay vào đó là kết cấu kem nhẹ và không chưa dầu

Với da mụn và dễ bị bít lỗ chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) là sự lựa chọn tốt hơn hẳn kem chống nắng hóa học.

Bevita.vn

0938 479 555
Đặt lịch hẹn