Mụn trứng cá là gì? Phân biệt các loại mụn trứng cá, nguyên nhân và cách trị mụn hiệu quả
Mục lục
Mụn trứng cá xuất hiện do bạn chưa biết cách chăm sóc da mặt đúng cách là gì. Bên cạnh đó, việc chưa thực sự hiểu đúng về mụn trứng cá còn dẫn đến điều trị mụn không hiệu quả. Hãy cùng Bevita tìm hiểu mụn trứng cá là gì và cách trị mụn hiệu quả trong bài viết này nhé!
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá có ở cả nam và nữ. Loại mụn này chủ yếu xuất hiện ở những ai có làn da nhờn, phổ biến nhất là ở tuổi vị thành niên. Đi kèm với mụn trứng cá là những nốt mụn đầu đen hoặc trắng (comedones) thường xuất hiện ở vùng mặt, cổ, lưng, vai, ngực,…
Trong các trường hợp bị mụn vừa và nặng, da sẽ ửng đỏ do các nốt sần phát triển và gây viêm nhiễm, mụn mủ. Hậu quả của sự viêm nhiễm da do mụn hoặc chàm còn để lại những vết thâm (PIH) hoặc để lại sẹo. Nếu biết cách trị liệu, chăm sóc da mụn và chống nám, những vết thâm này sẽ dần biến mất theo thời gian.
Có mấy loại mụn trứng cá?
Dựa vào tính chất và đặc điểm, có thể chia ra 4 loại mụn trứng cá như sau:
1. Trứng cá thông thường
- Đây là loại mụn trứng cá phổ biến nhất, xuất hiện ở cả nam và nữ
- Thường gặp ở lứa tuổi lứa tuổi thanh thiếu niên.
- Tổn thương do mụn gây ra rất đa dạng: nhân trứng cá, sẩn nang lông, sẩn mụn, mụn mủ, u viêm tấy, abces trung bì và hạ bì.
- Các tổn thương khu trú đặc biệt ở vùng da mỡ như mặt (má, trán, cằm), giữa ngực, lưng, vai.
- Nhân trứng cá ở vành tai, bọc ở ống tai, màng nhĩ và đặc biệt là tổn thương u, cục, nang ở cổ, gáy.
- Các thương tổn này không thường xuyên xuất hiện cùng lúc trên một bệnh nhân
2. Trứng cá đỏ
- Thường gặp ở người da trắng từ 30-50 tuổi, đa số ở phụ nữ do nội tiết tố ở giai đoạn tiền mãn kinh và nhất là người có cơ địa da dầu.
- Là một quá trình viêm mạn tính ở mặt, đặc biệt vùng mũi.
- Biểu hiện là các vết ban đỏ, sẩn, mụn mủ, giãn mạch và có tăng sinh phì đại tuyến bã – làm cho mũi phát triển to hơn.
- Tổn thương trứng cá đỏ thường ở vùng giữa mặt và tiến triển qua nhiều giai đoạn.
- Ổ nhiễm khuẩn cũng đã được đề cập đến, đặc biệt là vai trò của Propionibacterium acnes và Demodex folliculorum.
- Cà phê, trà đặc là tác nhân gây mụn trứng cá đỏ, phải hạn chế uống
3. Trứng cá sẹo lồi
- Là thể mụn trứng cá to, viêm đỏ
- Khi nổi mụn thường là một cục rất lớn
- Khi khỏi để lại các sẹo lồi cao lên trên bề mặt da.
- Vị trí nổi mụn thường là ở cằm, da ngay dưới tai, lưng, ngực.
4. Trứng cá do thuốc
- Nhiều loại thuốc có thể gây nên thương tổn dạng trứng cá.
- Các loại thuốc và hoá chất có thể gây trứng cá như các thuốc chống lao, thuốc chống động kinh, thuốc hướng thần kinh, thuốc chống phân bào, corticosteroid.
- Khó phân biệt trứng cá do thuốc và trứng cá thực sự nếu chỉ nhìn bên ngoài. Cần phải dựa vào đặc điểm lâm sàng, điều kiện xuất hiện và tiến triển của bệnh xác định.
4 Nguyên nhân chính gây mụn trứng cá
Mụn trứng cá làm gây mất thẩm mỹ và khiến tâm lý chúng ta căng thẳng và khó chịu kéo dài.
Có 4 yếu tố chính góp phần vào sự hình thành của mụn trứng cá:
1. Sự tăng tiết bã nhờn
Về mặt sinh lý, tuyến bã nhờn tiết ra một chất dầu gọi là bã nhờn nhằm bôi trơn tóc và da. Nhưng khi bã nhờn được sản xuất quá nhiều (tăng tiết bã nhờn) thì sẽ gây nổi mụn.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất bã nhờn như hormon, khí hậu, việc dùng thuốc và các yếu tố di truyền. Quá trình tiết bã nhờn bị xáo trộn có thể gây nên chứng viêm da tiết bã. Đây là một loại viêm phổ biến khiến da bị bong tróc, đóng vảy trắng hoặc vàng ở các khu vực da nhờn như ở đầu hoặc bên trong tai.
2. Sự tăng sừng
Sự tăng sừng là hiện tượng lớp sừng (lớp ngoài cùng của biểu bì) phía ngoài da dày lên. Nguyên nhân là do các lớp tế bào chết tích tụ lâu ngày. Những lớp tế bào chết bị sừng hóa này khiến các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín, làm nhiễu loạn hoặc gián đoạn quá trình tiết bã nhờn.
Việc da sản xuất quá nhiều bã nhờn kết hợp với sự tăng sừng xảy ra ở nang lông dẫn đến sự bít tắt lỗ chân lông. Hiện tượng này khiến các vách nang phình lên, dẫn đến sự hình thành mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen nếu phần bít tắt ấy ở gần bề mặt da.
3. Quá trình thâm nhập của vi sinh vật
Một số vi khuẩn thông thường sống trên da một cách vô hại (propionibacteria). Tuy nhiên, chúng vẫn có thể phát triển mạnh và thâm nhập các nang bị bịt kín. Từ đó dẫn đến sự hình thành các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang.
4. Sự viêm nhiễm
Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm. Trong một vài trường hợp, các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm. Chất béo, axit béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận.
Cách trị mụn trứng cá hiệu quả
Hiện tại chưa có một phương pháp đặc trị cho da bị mụn trứng cá. Tuy nhiên một số liệu pháp có thể rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự hình thành các đốm và sẹo mới. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của da, các liệu pháp sẽ bao gồm việc sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc.
- Cách trị mụn trứng cá không sử dụng thuốc: Dùng các sản phẩm tẩy trang, làm sạch và chăm sóc thường xuyên như dòng sản phẩm Eucerin Pro Acne.
- Cách trị mụn trứng cá sử dụng thuốc: Căn cứ theo đơn thuốc từ các liệu pháp y tế như Retinoids hoặc thuốc kháng sinh hay kết hợp cả hai.
Lưu ý:
- Một số liệu pháp y tế có thể gây tác dụng phụ như mất nước, do đó cần phải tăng cường các biện pháp dưỡng ẩm bổ trợ.
- Nên bổ sung một loại kem chống nắng phù hợp vào thói quen chăm sóc da hàng ngày, chẳng hạn như kem chống nắng cho da nhờn mụn Eucerin Sun Gel Cream Oil Control SPF50+
5 Điều cần nhớ khi trị mụn trứng cá
- Không lạm dụng thuốc Corticoides: Lạm dụng Corticoides để điều trị sẽ mang đến những hậu quả nghiêm trọng.
- Không tự cạy, nặn mụn: Điều này rất nguy hiểm vì nó gây ra vết thương hở, tổn thương mao mạch dẫn đến vi khuẩn trên bề mặt da dễ dàng xâm nhập, gây nhiễm trùng. Nếu không đảm bảo vệ sinh, vết cạy mụn đó cũng là con đường mà vi khuẩn có thể đi qua rồi vào máu gây nhiễm trùng huyết.
- Sử dụng sản phẩm đặc trị phù hợp: Nếu tình trạng không thuyên giảm thì cần đến đúng chuyên khoa để được khám, điều trị đúng căn nguyên. Việc điều trị, thuốc kê đơn phải phù hợp với lứa tuổi và giới tính, tình trạng mỗi người. Đặc biệt là không tự ý bôi thuốc và sử dụng các chế phẩm tự chế.
- Rửa mặt đúng cách: Hàng ngày cần rửa mặt nhẹ nhàng (không chà mạnh) bằng nước máy sạch hoặc nước muối pha loãng. Nếu muốn sử dụng sữa rửa mặt, nên có sự tư vấn của các chuyên gia da liễu cho phù hợp với từng loại da.
- Sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khỏe: Ăn uống nhiều thực phẩm có tính mát, giàu vitamin. Kiêng thực phẩm nhiều đường, nóng như nước ngọt, các loại quả ngọt, ớt, hạt tiêu, cà phê, trà đặc, sữa,…
Hy vọng với những thông tin phía trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin về mụn trứng cá và có thể giải quyết được vấn đề nan giải này một cách triệt để.