Mụn và thâm mụn: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Mụn (hay có tên gọi chung là mụn trứng cá) là một vấn đề bệnh lý thông thường của da mà ai cũng có thể mắc phải. Các loại mụn thông thường là: mụn đầu đen, mụn mủ, mụn đầu trắng, mụn sần, mụn bọc. Mụn thường xuất hiện trên da của người dậy thì hoặc những người đang có sự thay đổi về Hóc-môn trong cơ thể (Bà bầu, hội chứng đa buồng trứng…).

Nữ giới có tỷ lệ bị mụn cao hơn ở nam giới. Theo thống kê, cứ 100 người bị mụn thì có đến từ 20 – 30 người bị mụn nghiêm trọng phải nhờ đến sự hỗ trợ của các liệu pháp y học để có được cách trị mụn hiệu quả.

Quá trình hình thành mụn và vết thâm, sẹo thâm sau mụn:

Quá trình hình thành mụn
Quá trình hình thành mụn

Mụn xuất hiện do sự rối loạn chức năng của tuyến bã nhờn. Lượng dầu nhờn trên da nhiều cộng với các tế bào da chết và vi khuẩn, bụi bẩn có trên da gây nên bít lỗ chân lông dẫn đến hình thành nhân mụn và trồi lên bề mặt, khiến da sưng tấy, viêm nhiễm.

Mụn thường xuất hiện ở da dầu hay khu vực chứa nhiều dầu nhờn của da. Mụn đầu đen và mụn đầu trắng xuất hiện nhiều trên vùng mặt và các khu vực khác như: cổ, vai, ngừa và lưng. Mụn thể nặng  (Như mụn bọc) sẽ bị viêm nhiễm, da trở nên ửng đỏ và phát triển lớn thành các đốm sần cộm và có mủ. Nếu không có cách trị mụn hiệu quả thì mụn sẽ để lại các di chứng là những vết thâm dai dẳng và đôi khi là các vết sẹo mụn.

Sau khi mụn lặng đi sẽ để lại VẾT THÂM.  Vết thâm xuất hiện vì quá trình sưng viêm lỗ chân lông vì mụn đã thiếu hụt rất nhiều sợi collagen và sợi tơ huyết nên làm cho da bị mài mòm và hơi lõm xuống; kèm theo ánh sáng oxy hóa của mặt trời tác động lên vùng da sau mụn sẽ khiến sắc tố xỉn màu tăng lên. Vết thâm được nhận diện là vùng da trước đó từng bị viêm mụn, một thời gian mụn lặn đi, vùng da này sẽ biến đổi màu . Mức độ màu của vết thâm từ nhạt đến đậm tỷ lệ thuận với mức độ từ viêm nhiễm của mụn nhẹ đến nặng.

Vết thâm sẽ dần biến mất theo thời gian theo chu trình tái tạo da tự nhiên của con người. Tuổi càng trẻ, khả năng da tái tạo càng tốt và nhanh hơn. Đối với các trường hợp muốn đẩy thâm nhanh, kích thích da tái tạo nhanh thì có thể sử dụng đến các liệu pháp chăm sóc da chuyên biệt.

Đồi với các làn da quá nhạy cảm vẫn có khả năng bị: Mụn trứng cá, mụn mủ, các nốt sần. Tuy nhiên mụn xuất hiện không phải do bị tắt nghẽn lỗ chân lông mà vì bị dị ứng, kích ứng chính vì thế da ở khu vự bị mụn thường khô và ráp hơn,và khả năng không để lại sẹo sau mụn cũng cao hơn các trường hợp khác.

Các mức độ của mụn xuất hiện trên da:

Mức độ 1: Mức độ nhẹ là mụn đầu trắng, đầu đen (Tên khoa học Comedonica).

Mụn đầu trắng là mụn trứng cá đóng, lỗ chân lông bị bít hoàn toàn,nốt mụn có màu trắng. Mụn đầu đen là mụn trứng cá mở, chất bã nhờn trồi lên bề mặt da và bị oxy hóa tạo nên các đốm mụn có màu đen.

Mức độ 2: Mức độ trung bình là mụn có hạt nhân vàng hoặc trắng (Tên khoa học Papulopustulosa).
Mụn mủ là mụn đầu đen bị nhiễm trùng bởi loại vi khuẩn có tên Propionibacterium acne, chửa mủ và gây sưng đỏ, đau.

Mức độ 3: Mức độ nặng là Mụn bọc (Tên khoa học conglobata).
Mụn bọc  khá to tạo thành nang mụn, bọc, viêm nặng, chứa đầy mủ, sưng đỏ, phồng và đau nhức. Loại mụn này thường để lại sẹo mụn và thâm rất lâu.

4 Nguyên nhân sinh lý hàng đầu sinh ra mụn

1. Tăng quá mức tiết bã nhờn:

Về mặt sinh lý thì các tuyễn bã nhờn dưới da sẽ có nhiệm vụ tiết ra chất dầu nhằm giúp cho da được trơn và bảo vệ da. Tuy nhiên nếu tăng tiết bã nhờn sẽ khiến da dễ bị mụn. Các nguyên nhân khiến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức là sự thay đổi của Hóc môn do tuổi dây thì, mang thai.. ; do khí hậu thay đổi, dùng quá nhiều chất kích thích, ăn nhiều đồ ngọt, dùng thuốc điều trị bệnh, yếu tố di truyền (Trong máu).

Tuyến bã nhờ hoạt đông bất quy luật mà không có kiểm soát tốt sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây nên Viêm Da tiết bã nhờn, đây là 1 loại của bệnh chàm da, loại viêm này khá phổ biến, vùng da bị nhờn nhiều sẽ bị bong tróc, da bị đóng vảy có màu trắng hay vàng. Thường xuất hiện nhiều ở da vùng đầu, bên trong da tai.

Tăng sự hình thành sừng : Lớp ngoài cùng của biểu bì hoạt động quá mức sẽ tăng sự hình thành lớp sừng, khiến da bị dày lên, các tế bào chết đã bị sừng hóa sẽ xuất hiện nhiều trên bề mặt da, gây nên sự tắt nghẽn, bịt kín các ông dẫn tuyến bã nhờn, gây nên sự rối loạn của quy trình tiết bã của da, khiến da bị mụn.

Việc tăng tiết bã nhờn kết hợp với sự tăng dừng sẽ xảy ra bít lỗ chân lông, khiến các vách nang bị phình lên gây nên việc hình thành mụn đầu trắng và đầu đen.

Vi khuẩn xâm nhập và ẩn nấp trên da mặt:

Loại vi khuẩn propionibacteria thường sống trên da người, chúng  chỉ vô hại cho đến khi các nang lông bị kín thì sẽ có điều kiện để thâm nhập và phát triển mạnh và gây ra các hậu quả như: mụn mủ, mụn nang, mụn bọc, các nốt sần.

Sự viêm và bội nhiễm:

Da sẽ bị sưng tấy, ửng đỏ, đau nhức và viêm nhiễm khi bị mụn. Giai đoạn của của sự viêm nhiễm mụn đó là mụn bị vỡ (Các vách nang ở lỗ chân lông bị vỡ), hàng loạt các: chất béo, axit béo, vi khuẩn, mảng tế bào chết được thoát, giải phóng ra sau khi mụn vỡ, từ đó sẽ tạo thành các vết viêm bội nhiễm nặng và rộng, lấn sâu và sang các mô lân cận khác trên da.

Những nguyên nhân khác gây ra mụn

  • Thay đổi nội tiết tố: Ở tuổi dậy thì nội tiết tố Androgens có ở cả nam lẫn nữ hoạt động mạnh khiến bã nhờn được sản xuất nhiều hơn mức cần thiết.  Kèm theo các nhân tố bên ngoài kết hợp cới tuyến bã nhờn dư gây nên mụn tuổi dậy thì.Trước vài ngày kinh nguyệt thì nội tiết tố Progesteron tăng cao khiến bã nhờn tiết nhiều, dễ gây mụn.Phụ nữ mang thai và phụ nữ có hội chứng đa nang buồng chứng sẽ thay đổi liên tục nội tiết tố, dễ nổi mụn hơn những người khác.
  • Do tiêu hóa: Ăn quá nhiều đồ ngọt hay tinh bột sẽ dễ gây nên mụn.
  • Do dùng nhiều mỹ phẩm.
  • Do dùng thuốc kéo dài: Một số loại thuốc như steroid hoặc lithium (một loại thuốc an thần) được xác định có liên quan đến sự hình thành mụn trứng cá ở một số người
  • Do tiếp xúc quá nhiều với hóa chất, dầu mỡ khiến da bị dị ứng.
  • Do thời tiết: đặc biệt là khí hậu nóng mùa hè.
  • Do thói quen sinh hoạt không khoa học: vệ sinh da kém, học vệ sinh da quá mức gây kích ứng da, tác động cơ học lên các đốm mụn (sờ, cậy, nặn mụn…)
  • Căng thẳng trong tâm lý,mất ngủ.
  • Do yếu tố di truyền.

Cách ngăn ngừa mụn hình thành

  • Thay đổi các thói quen sinh hoạt xấu. Bảo vệ da bằng khẩu trang khi tiếp xúc với các môi trường bụi bẩn.
  • Hạn chế đồ ăn có nhiều chất béo, ngọt nên tăng cường chất xơ, Vitamin. Uống nhiều nước trong ngày.
  • Nên sử dụng các sản phẩm giấy thấm hút dầu nhờn thừa trên da đối với người thuộc loại da dầu, da hỗn hợp.
  • Nên sử dụng nước ẩm để rửa mặt, sử dụng sửa rửa mặt lành tính, ít tạo bọt để loại bỏ đi các lớp dầu thừa trên da, diệt các vi khuẩn gây mụn ẩn nấp, đẩy các lớp tế bào chết ra khỏi bề măt da.
  • Phải sử dụng sản phẩm tẩy trang hoặc nước hoa hồng (toner) để làm sạch da một lần nữa đồng thời cung cấp các dưỡng chất thiếu yếu cho da, giúp se các lỗ chân lông vừa giãn nỡ do bước mát xa rửa mặt lúc trước. Hơn hết phải thông qua các bước này thì các bước dung kem dưỡng da sau của bạn sẽ dễ thẩm thấu vào da hơn mà không gây dính, tắc bề mặt da, dễ sinh mụn.
  • Vẫn giữ các thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học, đặc biệt trong những ngày này nên ăn nhiều các loại trái cây có nhiều vitamin C để hỗ trợ làm lành da nhanh.

Thực hiện các bước chăm dưỡng, điều trị mụn như sau:

  • Bước 1: Rửa mặt sạch với sữa rửa mặt lành tính.
  • Bước 2: Sử dụng nước hoa hồng làm sạch da chuyên sâu một lần nữa, cân bằng độ ẩm và giúp se lỗ chân lông.
  • Bước 3: Thoa kem Mật Ong Manuka 18+ nhằm hỗ trợ điều trị kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành da.
Kem Mật Ong Manuka 18+

Không nên nặn mụn hay làm vỡ mụn khi mụn chưa chín nhân. Nên nặn mụn khi nhân đã chín và có dấu hiệu chồi lên, sát trùng dụng cụ nặn mụn và sử dụng nước hoa hồng thoa lên da sau khi nặn xong đồng thời bôi kem mật ong manuka 18+ lên để giúp vùng da mụn vừa nặn không bị viêm nhiễm, và thúc đẩy làm lành da hơn.

Amibion.com (Theo Honeycreme)

Tại sao dùng viên uống tinh dầu hoa anh thảo lại hay nổi mụn?
Viên uống hoa anh thảo là giải pháp tự nhiên cho tiền mãn kinh
Hướng dẫn cách sử dụng retinol cho người mới bắt đầu
Gợi ý viên uống chống nắng nào tốt nhất hiện nay?